Biện pháp thi công an toàn điện

Việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về biện pháp an toàn điện và sử dụng thiết bị điện đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa được những sự cố chập điện và đảm bảo an toàn cho cá nhân, tổ chức.

Lưu ý những nguyên nhân gây ra tai nạn điện:

  • Sửa chữa điện trong khi chưa đóng/ngắt nguồn điện
  • Kiểm tra các thiết bị điện nhưng lại không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
  • Sử dụng các thiết bị bị rò rỉ điện
  • Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây dẫn điện bị hở hoặc dây điện trần
  • Tiếp xúc với các phần tử được tách ra khỏi nguồn điện rồi nhưng vẫn còn đang tích điện
  • Phóng điện hồ quang khi đóng cắt cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch,… các tia hồ quang sinh ra có nhiệt độ cao. Hồ quang điện sẽ gây bỏng nặng và sâu đối với những người trong phạm vi ảnh hưởng, vết thương này rất là khó chữa trị.
  • Vi phạm khoảng cách an toàn với trạm biến thế và lưới điện cao áp. Đối với điện cao áp hay đường dây cao áp, lúc này điện sẽ bị phóng ra ngoài không khí. Dù bạn chỉ đến gần không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ ảnh hưởng thì sẽ có hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn sẽ đi qua cơ thể và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Các lưu ý phòng ngừa tai nạn điện

1. Không tiếp xúc với nước

Biện pháp phòng ngừa đầu tiên khi làm việc với các thiết bị điện là không tiếp xúc với nước. Nếu bạn đang thi công ở khu vực có sự tiếp xúc với nước, bạn cần mang giày cao su mọi lúc. Nhưng cần lưu ý tránh đứng trên bề mặt nước hoặc ẩm ướt. Ngoài ra, không được để tay ướt khi làm việc ở gần mạch điện. Luôn có 1 chiếc khăn để lau tay nếu phải tiếp xúc với nước trước khi tiến hành thi công, sửa chữa điện.

2. Kiểm tra dòng điện

Phải tắt nguồn điện trước khi thực hiện thi công hoặc sửa chữa. Đây là cách duy nhất để đảm bảo không có dòng điện chạy qua dây dẫn. Để thêm an toàn, cần đặt một ghi chú ở trên bảng điều khiển dịch vụ để cảnh báo người khác không được bật nguồn. Sử dụng bút thử điện khi kiểm tra dây dẫn và ổ điện. Luôn kiểm tra thiết bị điện trước khi thi công.

Có thể ngăn chặn điện giật xảy ra bằng cách phủ các đầu trần của dây bằng băng keo điện. Nếu bạn lỡ chạm vào dây, thì lớp băng keo sẽ ngăn bạn tiếp xúc với dòng điện và tránh được các sự cố giật điện đáng tiếc xảy ra.

3. An toàn cá nhân

Để tránh tai nạn, cần mang ủng cao su, giày có đế cách điện, găng tay cao su cách điện, quần áo bảo hộ và cả kính an toàn. Nếu phải sử dụng thang, nên sử dụng thang gỗ, hạn chế sử dụng thang nhôm hoặc thép vì thang kim loại sẽ dễ dẫn điện nếu có sự cố rò rỉ điện xảy ra.

Mặc dù ghi chú hoặc đo lường trong suốt quá trình làm điện là cần thiết, nhưng cần tránh sử dụng những vật liên quan đến kim loại như bút chì, bút mực, thước kẻ. Cũng không nên đeo đồ trang sức bằng kim loại nào như dây chuyền, nhẫn hay vòng tay. Không mặc quần áo rộng vì có thể vướng vào thiết bị điện dẫn đến gây thương tích nghiêm trọng. Phòng lạnh luôn có sự tích tụ điện, vậy nên khi làm việc trong môi trường này, cần di chuyển các thiết bị điện cách xa sàn nhà để đảm bảo an toàn.

4. An toàn thiết bị điện

Không sử dụng các thiết bị đã bị hỏng như phích cắm có lớp cách điện kém, hoặc dây điện bị hở. Tốt nhất bạn nên sửa hoặc thay thế thiết bị mới ngay lập tức. Nếu một thiết bị điện tiếp xúc với bất kỳ chất lỏng nào, hãy tắt thiết bị ngay và rút phích cắm. Không sử dụng cho đến khi nào thiết bị điện khô hoàn toàn.

Quy trình ứng dụng biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện:

  • Đầu tiên: Nắm vững thông tin và kiến thức về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động. Các kỹ năng và phương pháp sửa chữa trước khi chạm vào bất kỳ thiết bị hay nguồn điện nào.
  • Thứ 2: Rút phích cắm đối với các thiết bị điện, ngắt nguồn điện tổng đối với lưới điện.
  • Thứ 3: Thông báo với mọi người xung quanh về việc sửa điện, hoặc dán ghi chú lên nguồn điện tổng để tránh trường hợp người khác vô ý bật nguồn trở lại. Luôn thực hiện kiểm tra điện trở thiết bị bằng các dụng cụ đo điện trước khi chạm vào.
  • Thứ 4: Luôn trang bị đầy đủ dụng cụ cách điện trên người như mũ, găng tay hay ván cách điện… Tuyệt đối không chạm vào nguồn điện khi tay ướt. Không sửa điện ở các vị trí ẩm ướt, hoặc nếu có thì phải tăng cường các dụng cụ cách điện để bảo đảm an toàn.
  • Thứ 5: Luôn kiểm tra rò rỉ điện ở trên bề mặt sản phẩm sau khi đóng điện trở lại. Thực hiện các biện pháp tiếp đất và cách điện cho nguồn điện. Hàn và đóng chặt mối nối, ổ cắm, công tắc, dây điện, tránh để mạch hở ra ngoài gây nguy hiểm cho ai chạm phải.

Trên đây là những biện pháp để đảm bảo an toàn khi thi công và sửa chữa thiết bị điện. Hy vong bài viết có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích để có thể đảm bảo an toàn điện một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *